Những chân dung sống động - Lâm Đức Hiền và các nhiếp ảnh gia Việt Nam
Trong hội họa, vẽ người khó nhất là vẽ khuôn mặt. Vẽ khuôn mặt khó nhất là vẽ đôi mắt. Người họa sỹ tài hoa là người thể hiện được cái thần của người được vẽ. Từ khi nhiếp ảnh xuất hiện, dường như công việc này đã bớt phần khó nhọc. Nhưng phải là người cầm máy mới biết việc truyền tải cho được cái thần của một con người qua cặp mắt mới thật khó khăn làm sao. Nhà nhiếp ảnh Lâm Đức Hiền đã làm được công việc khó khăn ấy. Người xem triển lãm của anh thấy mình lạc vào một thế giới của những nỗi niềm rất con người của những số phận đã và vẫn đang tiếp tục chịu đựng đau khổ của chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo…năm mươi hai con người, một trăm linh tư con mắt, nỗi đau của hai mươi mốt triệu con người. Người xem đối thoại trực tiếp với những người dân Irắc trong ảnh. Trên mỗi bức ảnh có tên tuổi, địa chỉ và câu chuyện của người được chụp.
Càng xúc động hơn khi biết những bức ảnh ấy được chụp ngay trong những ngày ác liệt nhất của cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991. Một ánh mắt cương nghị quả cảm của ông lão trưởng tộc, một ánh mắt ngây thơ của một bé gái 13 tuổi trong ngày thứ bảy của cuộc chiến, dấu vết thời gian trên khuôn mặt của một người mẹ, những ánh mắt buồn sâu thẳm của những đứa bé vô tội, vừa đủ lớn để hiểu được nỗi đau đang bủa vây, vùi dập dân tộc mình….mỗi con người một câu chuyện nhưng bao trùm lên tất cả đó là nỗi đau, nỗi buồn. Đó là một phần của kho tư liệu ảnh đồ sộ của Lâm Đức Hiền được thực hiện từ năm 1991 tới nay. Là người làm trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo từ ngày đầu cuộc chiến, Lâm Đức Hiền đã chụp hàng ngàn bức ảnh về đất nước con người Irắc, trong đó có hơn 250 bức chân dung người I rắc. ‘’khi tôi tiếp xúc với họ, ngay lập tức tôi đã yêu con người của họ, nền văn hóa của họ. Đó là một dân tộc có văn hóa hàng nghìn năm từ thời Lưỡng Hà, đó là những con người hiền lành, yêu hòa bình. Nhưng dân tộc ấy đang đắm chìm trong đau khổ. Trước kia họ đau khổ vì bị kẹp giữa hai gọng kìm : chế độ độc tài trong nước và lệnh cấm vận của Phương Tây. Giờ đây họ đã có tự do nhưng vẫn đau khổ vì chiến tranh. Ngày nào trên báo chí người ta cũng nói đến có bao nhiêu lính Mỹ chết ở Irắc, bao nhiêu người bị bắt cóc, các phần tử cực đoan làm vụ này vụ nọ. Nhưng có mấy người nói đến nỗi đau mà dân Irắc đang phải hứng chịu. Có mấy người nói đến một trong những cái nôi của văn minh nhân loại đang bị tàn phá và con cháu chủ nhân của bộ luật thành văn đầu tiên trong lịch sử loài người, của vườn treo Babylone đang bị dìm trong chết chóc và bạo lực. Cách đưa tin phiến diện ấy đã làm sai lệch hình ảnh của người dân Irắc và làm người ta quên đi chính dân tộc Irắc. Tôi thấy mình có nghĩa vụ phải kể lại những gì mình chứng kiến..“ Lâm Đức Hiền đã tâm sự như vậy khi nói về những tác phẩm của mình. Anh đã chọn phong cách chân thực, thậm chí là dùng đến kỹ thuật giới thiệu ảnh truyền thống trong những khung ảnh mộc mạc, không màu mè, đơn giản hóa đến mức tối đa các chi tiết để hướng người xem vào ánh mắt biết nói của những người anh chụp. “Bình thường ta nhìn cuộc sống quanh ta với đầy đủ màu sắc, chẳng ai nhìn đời bằng hai màu đen trắng. Vậy những bức ảnh đen trắng ngay lập tức làm người ta liên tưởng đến cái gì đó huyền diệu, không có thực.“ Với sự lựa chọn ấy Lâm Đức Hiền đã làm được cái việc truyền tải một thực tế phũ phàng nhưng dường như anh muốn nói rằng thực tế ấy là điều những người có lương tri không bao giờ muốn nó xảy ra. Sau khi xem triển lãm, chắc chắn người ta sẽ không theo dõi các tin tức thời sự như trước nữa và sẽ nhìn người Irắc với con mắt khác, chân thực hơn.
Dường như không hài lòng dừng lại ở đó, Lâm Đức Hiền muốn truyền niềm đam mê được táI hiện hiện thực ấy đến 12 nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam mà anh hướng dẫn trong khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ được Trung tâm L’Espace phối hợp cùng Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp tổ chức tại trung tâm này.Trong mười ngày làm việc, 12 học viên trong lớp đã gặp mặt và ghi lại chân dung nhiều nghệ sỹ đương đại và nhiều ngành nghề khác của Việt Nam. Song song với nó là việc họ phải thử bỏ cách chụp cũ và khai thác chủ đề có lẽ không phải là mới mẻ này dưới một góc tiếp cận mới. Vẫn là những chân dung nhưng lần này, công việc sáng tạo không chỉ bó hẹp trong khuôn mặt của nghệ sỹ. Người xem gặp lại những khuôn mặt già có, trẻ có, họa sỹ, nhà nhiếp ảnh, diễn viên múa, nhà văn nhà biên kịch … của Việt Nam. Đúng như tên gọi của triển lãm : Những chân dung sống động, những bức ảnh có sức cuốn hút mạnh mẽ. Trước hết, triển lãm được cấu trúc một cách năng động : khổ ảnh khác nhau, chất liệu ảnh, màu sắc ảnh khác nhau, có bức thiên về nét, có bức thiên về xử lý mảng…một Lê Lựu phong trần, tư lự. Một Phạm Tiến Duật sắc sảo, sôi nổi. Một Thu An, hiền hậu mà ưu tư với bốn vẻ mặt vui buồn lẫn lộn, những nhà sư thanh thoát, uyên thâm...mỗi nghệ sỹ được giới thiệu trong một khung cảnh khác nhau. Nhưng người xem không có cảm giác đó là những bức ảnh chụp vì nguời được chụp vẫn đang ung dung làm công việc thường ngày của mình. Người đang múa, người thì vẽ, người thì rõ mặt người thì không. Có người có lẽ cũng chưa đồng ý ngay rằng những bức ảnh mờ ảo, không rõ mặt, không rõ cả người hay đang nằm ngửa trên sàn…không phảI là chân dung. Nhưng có lẽ điểm thú vị là ở chỗ ấy. Câu hỏi của các nhà nhiếp ảnh trong triển lãm đó là có nhất thiết khi nào ảnh chân dung cũng phảI đầy đủ bố cục, bối cảnh và phải rõ nét hay không… Đó là đIểm cần bàn cãI nhưng có đIều chắc chắn là các tác giả đã thành công trong việc giữ lại thời gian và làm ngưng đọng lại cáI thần của những con người ấy. Người ta xem tranh và tự hỏi làm sao người trước mặt mình có thể viết được tiểu thuyết ấy, dung được bộ phim ấy…
Hai triển lãm, một chủ đề, nhiều xúc cảm thiết nghĩ đIều ấy đã là đủ để khán giả dời bước đến trung tâm L’Espace -Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội để sống trong những cảm xúc không phảI ngày nào cũng có ấy.